Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Phân loại máy quét mã vạch thông dụng nhất


Có ai biết rằng máy quét mã vạch khác nhau sẽ có những công dụng và lợi ích khác nhau? Câu hỏi này bây giờ không còn xa lạ, và những khách hàng thông thái của chúng ta cũng quá hiểu rõ và biết được loại nào phù hợp với mục đích của mình.
Dưới đây là những thông tin quá cũ, nhưng nó lại trở thành mới mẻ với những ai chưa nghiên cứu về nó cũng như lần đầu làm quen với sản phẩm đầu đọc mã vạch này. Dưới đây, là một số cách để phân loại:

1.      Về công nghệ quét

I. Máy quét mã vạch 1D: Tất cả các máy quét mã vạch dùng công nghệ giải mã này có thể giải mã hầu hết các mã vạch 1D, đó là bao gồm các sọc kẻ đen-trắng có độ dài và độ lớn khác nhau, nằm xen kẽ lẫn nhau. Loại mã vạch này thường thấy trên rất nhiều loại hàng hóa, thiết bị thông dụng hoặc hàng tiêu dụng, Việt Nam chủ yếu sử dụng loại mã vạch này. 
Nhược điểm của loại mã vạch 1D là thông tin được lưu trữ trên các mã vạch loại này tương đối ít ỏi.

Các máy quét mã vạch 1D có tốc độ quét nhanh chậm khác nhau tùy thuộc và sensor giải mã. Chi phí cho các máy quét này cũng cao thấp tùy thuộc tốc độ giải mã và thương hiệu.của máy quét đó.
Trong các loại máy quét 1D cũng lại phân hóa thành hai loại: máy quét mã vạch tia CCD và tia Laser:

a.      Máy quét mã vạch tia CCD:
Công nghệ CCD được sử dụng trong máy quét mã vạch được biết đến là một công nghệ quét an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Các máy quét dạng này thường bền bỉ, hạn chế được hư hỏng do va chạm nhiều mà chi phí rẻ hơn rất nhiều so với tia laser. Máy quét CCD thường được ưa chuộng ở thị trường Châu Âu - nơi vốn đề cao vấn đề về sức khỏe con người.

Với sự tiến bộ về công nghệ, các máy quét tia CCD hiện có tốc độ quét ổn định, nhanh, đạt hiệu suất công việc cao, đọc tốt các mã vạch nằm trên các mặt cong như chai nước. Khoảng cách đọc tốt nhất của máy quét loại này là từ 3,5 mm đến 40mm tùy độ phân giải của mã vạch được in ra.

b.      Máy quét mã vạch tia Laser:
Máy quét mã vạch tia Laser có tốc độ quét cực nhanh từ 100 scan/s đến 3600scan/s tùy thuộc vào đó là máy quét đơn tia hay đa tia. Đem đến sự lựa chọn cực kỳ đa dạng và phong phú cho người tiêu dùng và độ phổ biển của loại máy quét này cũng phổ biến hơn CCD nhiều.

Máy quét mã vạch tia laser được ưa chuộng nhiều ở thị trường Châu Á Thái Bình Dương vì tốc độ quét và hiệu suất làm việc nhanh của nó. Thị trường Việt Nam cũng tràn ngập máy quét mã vạch loại này, Tuy nhiên, đây không phải là máy quét nên sử dụng trong môi trường y tế.

Máy quét tia Laser chịu va chạm cho phép là rớt ngã từ độ cao từ 1,5M đến 2M.

II. Máy quét mã vạch 2D: Các đầu đọc mã vạch dùng công nghệ quét 2D không những giải mã được các mã vach 2D mà còn giải mã được tất cả mã vạch 1D. Vì vậy nên, giá thành của chúng cũng đắt hơn máy quét mã vạch 1D rất nhiều. Nhưng với sự tiến bộ của công nghệ và sự cạnh tranh giữa các thương hiệu mạnh, trên thị trường đang dần xuất hiện các máy quét mã vạch 2D giá thấp mà vẫn đảm bảo được chất lượng quét.

1.      Phân loại theo chế độ quét tự động hay cầm tay

a.      Máy quét mã vạch cầm tay:
Là loại máy quét rẻ nhất trong dải sản phẩm, người sử dụng cầm máy quét và ấn nút bấm được thiết kế bên trên hoặc bên dưới scanner để quét mã vạch trên sản phẩm. Tốc độ trung bình của loại máy quét này là từ 72 scan/s đến 500 scan/s tùy theo sensor máy. Một số máy quét có chân đế đươc đặt theo yêu cầu của khách để người sử dụng có để đặt lên sau khi dùng xong, tránh trong lúc làm việc va vào máy và làm rớt máy xuống đất, gây hỏng máy.
Loại máy quét này chỉ có loại đơn tia (1 tia). Người sử dụng phải đưa mã sản phẩm vào đúng tia quét của máy mới có thể đọc được mã.

b.      Máy quét mã vạch tự động:
Thường xuất hiện dưới dạng đơn tia hoặc đa tia. Nhìn chung, người sử dụng không cần phải ấn nút bấm mà chỉ cần di chuyển mã sản phẩm đến vùng quét của máy đọc để đọc mã vạch. Các máy quét dạng này thường có chân đế và có kết hợp hai chế độ tự động và cầm tay. Khi cần quét một mã vạch của một sản phẩm hơi cồng kềnh, hoặc không thể để lên quầy thanh toán được thì giải pháp họ thường chuyển sang chế độ cầm tay và di chuyển máy quét đến chỗ sản phẩm để quét.
Tốc độ trung bình của máy quét dạng này từ 72 scan/s đến 3600 scan/s tùy lượng tia quét và sensor giải mã tích hợp bên trong máy.

c.       Máy quét mã vạch để bàn
Loại máy quét này thường được nhìn thấy tại cái siêu thị lớn hoặc nhà sách có lưu lượng thanh toán lớn tại các quầy. Và hầu hết là máy quét đa tia có số tia quét từ 20 đến 40 tia nhằm đảm bảo hiệu xuất quét cao nhất.
Tốc độ quét trung bình của chúng là từ 1200 scan/s đến 3600 scan/s – cực nhanh. Với thiết kế từ 20 tia đến 40 tia chia làm nhiều góc quét và khu vực quét, người sử dụng ko cần phải đưa mã vạch sản phẩm chính xác vào góc quét của máy, mà máy có thể đọc được mọi hướng đưa đến: trên dưới-trái phải, thẳng – nghiêng…đều được giải mã được. Rất tiện lợi , chính xác và nhanh chóng giúp cho dòng người đang chờ thanh toán tại các cửa hàng, siêu thị,, không cần phải chờ đợi lâu.

d.      Máy quét module ứng dụng trong dây chuyền sản xuất khu công nghiệp:
Với kích thước bằng một hộp diêm, dạng máy quét này thường được sử dụng trong dây chuyền sản xuất bằng cách tích hợp cùng hệ thống máy móc tại đây.

e.      Máy quét mã vạch không dây.
Máy quét  mã vạch không dây cho phép khoảng cách đọc xa nhất trong môi trường lý tưởng ( không vật cản – không khí không nhiễm bẩn, bụi bặm) là 100M. Tuy nhiên, trong môi trường thực tế với vật cản thường thì khoảng cách này chỉ còn 30M-50M.
Thường được ứng dụng trong kiểm tra mã vạch tại kho với các hàng hóa cồng kềnh, to, nặng hoặc một số ít ứng dụng trong phân phối đá granite, hàng gốm sứ…

Bên trên đây là phân loại sơ bộ các loại máy quét mã vạch cơ bản để mọi người có thể tham khảo và lựa chọn loại máy phù hợp với ứng dụng của mình ( kho bãi, cửa hàng nhỏ, nhà sách, siêu thị, phân phối….) dựa theo kinh nghiệm của người viết. Mọi sự thiếu sót hoặc thắc mắc, vui lòng để lại bình luận.
 Nguồn: viettinhvuongst.com.vn